Kích thủy lực là thiết bị thông dụng mà chúng ta có thể nhìn thấy ở mọi nơi không chỉ trong sản xuất, chế tạo cơ khí mà còn trong các hoạt động đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết kích thủy là gì? Hay cấu tạo của kích thủy như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Tahico đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực hay còn được gọi với tên khác, thân quen hơn đó là con đội thủy lực. Dù với tên gọi nào nhưng chức năng chung của thiết bị đó là nâng vật có kích thước lớn, tải trọng nặng một cách nhanh chóng, chính xác và nhẹ nhàng.
Trước đây, con người thường cảm thấy khó khăn, đau đầu khi cần nâng những vật có kích thước cồng kềnh, tải trọng từ vài tấn cho đến trăm tấn. Tuy nhiên, giờ đây người ta lại lựa chọn kích thủy như một giải pháp tối ưu để nâng hạ vật nặng chỉ với lực nâng nhỏ nhất.
Cấu tạo kích thủy lực
Về cấu tạo của kích thủy lực, kích thủy có cấu tạo gồm có bốn bộ phận chính là van, piston, khóa và bình chất lỏng công tác, cụ thể từng chi tiết như sau:
- Van: Nếu bạn đóng van thì phần piston sẽ được đẩy lên, còn khi bạn xả (mở) van thì áp lực sẽ mất, cộng với khối lượng lớn của vật sẽ ép cho piston đi xuống.
- Piston: Piston chính là phần trụ như ở cầu nâng trên xe ô tô hoặc xe máy. Dưới tác dụng của dung môi, piston sẽ đẩy được đồ vật nặng lên.
- Khóa: Bộ phận này có chức năng khóa chết kích tại độ cao phù hợp để người thợ có thể tiến hành công việc một cách dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người thợ.
- Bình chất lỏng công tác: chứa dung môi chuyên dụng để hỗ trợ piston cho việc đẩy đồ vật nặng lên.
Nguyên lý kích thủy lực
Nguyên lý hoạt động kích thủy lực khá đơn giản. Chúng ta có thể tưởng tượng nó khá giống với một khẩu súng nước. Nguyên lý của kích được chia làm 2 phần đó là khi đẩy lên và hạ xuống:
- Khi đẩy lên: Piston 2 sẽ dịch chuyển một đoạn gọi là L1 xuống phía dưới thì van số 3 sẽ nhanh chóng đóng lại. Lúc này, dầu được chứa trong bình công tác 1 sẽ đi vào xi lanh và qua van một chiều số 4. Và piston số 6 sẽ trong xi lanh sẽ tải vật một đoạn gọi là L2.
- Khi hạ xuống: Lúc này piston sẽ dịch chuyển di lên phía trên, van một chiều số 4 sẽ ngay lập tức đóng lại. Lúc này thì piston số 2 sẽ hạ xuống một đoạn L2.
Các loại kích thủy lực
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều các loại kích thủy khác nhau, phục vụ mọi nhu cầu sử dụng, tùy vào trường hợp mà sẽ sư dụng các loại khác nhau, dưới đây là một số loại kích thủy phổ biến:
- Kích thủy 1 chiều thấp: Loại này có kích thước nhỏ gọn nhưng có khả năng đội tải mạnh mẽ từ 10 – 200 tấn lại có thể luồn lách vào các khe hẹp nên sử dụng rất cơ động trong nhiều trường hợp.
- Kích thủy 1 chiều có vòng hãm: Loại kích này có con đội thủy lực thân xilanh ren, khóa tải vòng hãm 1 chiều. Nó có sức nâng từ 30 – 1.100 tấn và hành trình nâng cao nhất là 300mm.
- Kích móc thủy lực kích móc thủy lực thường được sử dụng để lắp đặt, bảo trì nâng hạ các chân đế, băng móng máy…Loại này có đặc điểm lò xo hồi có độ cứng cao nên giúp hồi kích nhanh, có sức nâng lớn nhất là 50 tấn và hành trình nâng lớn nhất là 148mm.
- Kích đội cá sấu Kích đội cá sấu là một trong những thiết bị thường được sử dụng trong thao tác nâng hạ ô tô ở các garage sửa chữa. Loại này có tải trọng nâng từ 3 – 80 tấn với chiều cao nâng tối đa là 51 cm.
Trên đây là một số thông tin giải đáp “Kích thủy lực là gì? Cấu tạo kích thủy là gì?” mà Tahico xin chia sẻ, hy vọng hữu ích dành cho các bạn.
Nhận xét bài viết!